“Lộ trình học IELTS 4.0” là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là những người mới bắt đầu học IELTS và muốn đạt được band điểm này một cách hiệu quả. Bài viết này, IELTS Mentor sẽ cung cấp cho bạn một “lộ trình học IELTS 4.0” chi tiết từ con số 0, dành cho những người mới bắt đầu, giúp bạn từng bước chinh phục mục tiêu IELTS 4.0 một cách hiệu quả nhé!
Các bước chuẩn bị để xây dựng lộ trình học IELTS 4.0
Bước 1: Đánh giá trình độ hiện tại của bản thân
Việc xác định chính xác trình độ tiếng Anh hiện tại là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc xây dựng lộ trình học IELTS 4.0 hiệu quả. Nó giúp bạn hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó lựa chọn phương pháp học tập phù hợp và đặt mục tiêu thực tế.
Band điểm 4.0 IELTS thường tương đương với trình độ A2 hoặc B1 theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR) hoặc khoảng 310 – 335 TOEIC, 53-64 TOEFL. Nếu bạn đã có sẵn các chứng chỉ này, bạn có thể ước lượng được band điểm IELTS hiện tại của mình.
Cách tốt nhất để đánh giá trình độ IELTS là làm bài test thử. Bạn có thể tìm các bài test online miễn phí hoặc đến các trung tâm Anh ngữ, đơn vị tổ chức thi IELTS chính thức như IELTS Mentor để làm bài test miễn phí và được chấm điểm một cách chuyên nghiệp.
Đánh giá trình độ hiện tại của bản thân
Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể và thời gian
Việc các định mục tiêu cụ thể và thời gian giống như việc bạn đặt ra đích đến và thời hạn cho một chuyến hành trình. Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung nỗ lực và duy trì động lực trong suốt quá trình học tập.
– Áp dụng nguyên tắc SMART:
Để đặt mục tiêu hiệu quả, bạn nên áp dụng nguyên tắc SMART:
-
Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần rõ ràng, không mơ hồ. Thay vì nói “Tôi muốn cải thiện điểm IELTS”, hãy nói “Tôi muốn đạt IELTS 4.0”.
-
Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần có thể đo lường được để bạn biết mình đã đạt được hay chưa. Ví dụ: “Tăng điểm Listening từ 3.0 lên 4.0”.
-
Achievable (Khả thi): Mục tiêu cần phải khả thi, phù hợp với năng lực và thời gian của bạn. Nếu bạn mới bắt đầu học, việc đặt mục tiêu 7.0 trong vòng 1 tháng là không thực tế.
-
Relevant (Phù hợp): Mục tiêu cần phù hợp với mục đích học IELTS của bạn. Ví dụ: nếu bạn cần IELTS 4.0 để xin việc, thì mục tiêu của bạn nên là đạt 4.0 ở cả 4 kỹ năng, chứ không chỉ tập trung vào một kỹ năng nào đó.
-
Time-bound (Có thời hạn): Mục tiêu cần có thời hạn cụ thể để tạo áp lực và thúc đẩy bạn hoàn thành. Ví dụ: “Đạt IELTS 4.0 trong vòng 3 tháng”.
Ví dụ: “Tôi sẽ đạt IELTS 4.0 tổng quát trong vòng 3 tháng, với điểm số cụ thể là 4.5 Listening, 4.0 Reading, 3.5 Writing và 4.0 Speaking. Tôi sẽ dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để học IELTS và làm bài kiểm tra thử mỗi tuần để theo dõi tiến độ.”
Xác định mục tiêu cụ thể và thời gian
Bước 3: Lập kế hoạch học tập chi tiết
Một kế hoạch học tập tốt sẽ giúp bạn phân bổ thời gian hợp lý, tập trung vào những điểm yếu và theo dõi tiến độ học tập của mình.
Ví dụ mẫu kế hoạch học tập:
(Mục tiêu: IELTS 4.0 trong 3 tháng)
– Tuần 1-4: Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng
- Hàng ngày: Học từ vựng và ngữ pháp theo chủ đề (30 phút từ vựng, 30 phút ngữ pháp).
- 3 buổi/tuần: Luyện nghe tiếng Anh cơ bản (30 phút/buổi).
- 2 buổi/tuần: Luyện đọc tiếng Anh cơ bản (30 phút/buổi).
– Tuần 5-8: Giai đoạn 2: Làm quen với định dạng IELTS
- 2 buổi/tuần: Luyện tập từng phần thi Listening, Reading (1 tiếng/buổi).
- 1 buổi/tuần: Luyện viết đoạn văn ngắn (1 tiếng).
- 1 buổi/tuần: Luyện nói các chủ đề cơ bản (1 tiếng).
– Tuần 9-12: Giai đoạn 3 & 4: Phát triển kỹ năng và luyện đề
- 1 buổi/tuần: Luyện đề full test (3 tiếng).
- Các ngày còn lại: Ôn tập và luyện tập kỹ năng theo kết quả bài test.
Lập kế hoạch học tập chi tiết
Lộ trình học IELTS từ 0 đến 4.0 chi tiết
Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng tiếng Anh cơ bản (1-2 tháng)
Mục tiêu chính của giai đoạn này là xây dựng một vốn từ vựng và ngữ pháp cơ bản vững chắc, tạo tiền đề cho việc học các kỹ năng IELTS chuyên sâu sau này.
1. Xây dựng vốn từ vựng:
Mục tiêu: Cố gắng học khoảng 10-20 từ mới mỗi ngày và ôn tập lại thường xuyên.
- Học từ vựng theo chủ đề: Tập trung vào các chủ đề thường xuất hiện trong bài thi IELTS như giáo dục, môi trường, công nghệ, gia đình, xã hội,… Học từ vựng theo chủ đề giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và áp dụng vào bài thi hơn.
- Sử dụng phương pháp học từ vựng hiệu quả: Flashcards, ứng dụng học từ vựng (Quizlet, Memrise,…), học qua hình ảnh, âm thanh, video,… Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân và kiên trì áp dụng.
- Luyện tập thường xuyên: Ôn tập lại từ vựng đã học thường xuyên để ghi nhớ lâu hơn. Bạn có thể sử dụng các trò chơi, bài tập online hoặc tự tạo câu với từ mới.
2. Nắm vững ngữ pháp cơ bản:
Mục tiêu: Nắm vững các cấu trúc ngữ pháp cơ bản và có thể sử dụng chúng một cách chính xác.
- Ôn tập lại các điểm ngữ pháp quan trọng: Tập trung vào các thì cơ bản, câu điều kiện, câu bị động, mệnh đề quan hệ,… Đây là những điểm ngữ pháp thường xuyên xuất hiện trong bài thi IELTS.
- Luyện tập làm bài tập ngữ pháp: Làm bài tập trong sách ngữ pháp hoặc trên các website luyện thi online. Phân tích kỹ lưỡng các lỗi sai để rút kinh nghiệm.
- Áp dụng ngữ pháp vào thực hành: Cố gắng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đã học vào việc viết và nói tiếng Anh hàng ngày.
Tài liệu gợi ý: Sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản (English Grammar in Use, Oxford Practice Grammar)
3. Luyện tập nghe và đọc tiếng anh cơ bản:
Mục tiêu: Làm quen với việc nghe và đọc tiếng Anh, cải thiện khả năng hiểu và mở rộng vốn từ vựng.
- Nghe: Bắt đầu bằng việc nghe các đoạn hội thoại và bài đọc ngắn, đơn giản. Tập trung vào việc nắm bắt ý chính và các từ khóa. Bạn có thể nghe nhạc, xem phim hoạt hình, hoặc nghe các podcast dành cho người học tiếng Anh.
- Đọc: Đọc các bài báo, truyện ngắn tiếng Anh đơn giản. Tập trung vào việc hiểu nội dung chính và tra cứu những từ mới.
Xây dựng nền tảng tiếng Anh cơ bản
Giai đoạn 2: Làm quen với định dạng IELTS (2-3 tuần)
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp bạn hiểu rõ cấu trúc. Các dạng bài tập và yêu cầu của từng phần thi (Listening, Reading, Writing, Speaking). Từ đó giảm bớt sự bỡ ngỡ và áp lực khi bước vào kỳ thi thật.
Dưới đây là tổng quan về bài thi IELTS:
- Listening: 4 sections, 40 câu hỏi, thời gian 40 phút (bao gồm 10 phút chuyển đáp án). Các dạng bài tập thường gặp: Multiple choice, matching, sentence completion,…
- Reading: 3 sections, 40 câu hỏi, thời gian 60 phút. Các dạng bài tập thường gặp: Multiple choice, identifying information (True/False/Not Given), identifying writer’s views/claims (Yes/No/Not Given),…
- Writing: 2 tasks, thời gian 60 phút. Task 1: Mô tả biểu đồ, bảng, sơ đồ (150 từ). Task 2: Viết bài luận (250 từ).
- Speaking: 3 parts, thời gian 11-14 phút. Part 1: Giới thiệu bản thân và trả lời các câu hỏi về chủ đề quen thuộc. Part 2: Nói về một chủ đề được cho sẵn (1-2 phút). Part 3: Thảo luận về các vấn đề liên quan đến chủ đề ở Part 2.
Tài liệu gợi ý: Sách Cambridge IELTS.
Làm quen với định dạng IELTS
Giai đoạn 3: Phát triển kỹ năng cho từng phần thi (1-2 tháng)
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình học IELTS 4.0. Sau khi đã làm quen với định dạng bài thi. Bạn sẽ tập trung vào việc phát triển từng kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết một cách chuyên sâu.
1. Kỹ năng Reading:
- Nắm ý chính, không cần hiểu 100%: Tại band điểm 4.0, bạn không cần phải hiểu từng từ trong bài đọc. Tập trung vào việc nắm bắt ý chính của từng đoạn và toàn bộ bài viết.
- Luyện kỹ năng Skimming và Scanning: Skimming giúp bạn nắm được nội dung tổng quát. Còn Scanning giúp bạn tìm kiếm thông tin cụ thể một cách nhanh chóng. Hai kỹ năng này cực kỳ quan trọng để làm bài Reading hiệu quả.
- Luyện tập với các dạng bài thường gặp: Yes/No/Not Given, Matching Headings, Multiple Choice, Summary Completion,… Hãy luyện tập nhiều với từng dạng bài để nắm vững cách làm và các bẫy thường gặp.
- Đọc nhiều tài liệu tiếng Anh: Đọc các bài báo, tạp chí, truyện ngắn về các chủ đề thường gặp trong IELTS. (Giáo dục, môi trường, khoa học,…). Việc đọc nhiều sẽ giúp bạn cải thiện vốn từ vựng, ngữ pháp và tốc độ đọc.
2. Kỹ năng Listening:
Đối với kỹ năng Nghe, trong giai đoạn này bạn nên tập trung vào Section 1 và Section 2 của bài thi IELTS Listening, vì đây là những phần dễ ghi điểm hơn cho người mới bắt đầu.
- Section 1: Phần này thường là một đoạn hội thoại giữa hai người về các thông tin cơ bản như tên, tuổi, địa chỉ hoặc thời gian. Tốc độ nói chậm và từ vựng đơn giản giúp bạn dễ dàng nắm bắt và ghi lại thông tin cần thiết.
- Section 2: Đây là một đoạn độc thoại về một chủ đề quen thuộc. Ngôn ngữ sử dụng trong phần này cũng khá thân thiện với người học, không chứa nhiều từ vựng hoặc cấu trúc phức tạp.
VÌ vậy ở giai đoạn này, bạn cần luyện nghe các chương trình như Radio, podcast, phim ảnh với nhiều giọng đọc khác nhau. Đồng thời luyện tập các dạng bài thường gặp như: Multiple choice, matching, form completion, note completion, sentence completion, diagram labelling, map labelling, short-answer questions.
3. Kỹ năng Writing
Để phát triển kỹ năng Viết, bạn cần:
- Liên tục đọc và học từ vựng, ngữ pháp: Việc này giúp bạn có nguyên liệu cần thiết để diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác.
- Thực hành viết thường xuyên: Bắt đầu bằng việc viết các câu và đoạn văn đơn giản. Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và sử dụng từ vựng phù hợp.
- Tập trung vào sự rõ ràng và đủ ý: Trước khi cố gắng sử dụng những cấu trúc phức tạp. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc và đầy đủ.
- Hiểu cấu trúc bài viết cơ bản: Nắm vững cách tổ chức một bài viết, bao gồm mở bài, thân bài và kết luận. Sẽ giúp bạn xây dựng bài viết một cách logic và thuyết phục.
4. Kỹ năng Speaking
Kỹ năng Nói thường là thách thức lớn đối với nhiều người học tiếng Anh. Để cải thiện kỹ năng này, bạn cần:
-
Luyện nghe và phát âm: Trước tiên, hãy tập trung vào việc nghe và bắt chước cách phát âm của người bản xứ. Điều này giúp bạn điều chỉnh phát âm và ngữ điệu cho tự nhiên hơn.
-
Xây dựng vốn từ vựng và ngữ pháp: Có một nền tảng từ vựng và ngữ pháp vững chắc sẽ giúp bạn tự tin hơn khi diễn đạt ý tưởng và phản ứng trong các tình huống giao tiếp.
-
Thực hành nói thường xuyên: Tập nói trước gương, với bạn bè hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để luyện tập khả năng giao tiếp.
-
Phát triển phản xạ giao tiếp: Thường xuyên thực hành sẽ giúp bạn phản ứng nhanh hơn trong các tình huống hội thoại, cải thiện sự linh hoạt trong giao tiếp.
Phát triển kỹ năng cho từng phần thi
Giai đoạn 4: Luyện đề và đánh giá (2-3 tuần)
Đây là giai đoạn quan trọng để tổng hợp kiến thức, làm quen với áp lực phòng thi và xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
1. Luyện đề:
- Làm quen với đề thi thực tế: Bắt đầu với các đề thi mẫu từ những nguồn uy tín như Cambridge IELTS, IELTS Official Practice Materials để trải nghiệm cấu trúc và độ khó của bài thi thật.
- Luyện tập dưới áp lực thời gian: Mô phỏng điều kiện thi thật bằng cách giới hạn thời gian cho mỗi phần thi (Listening: 40 phút, Reading: 60 phút, Writing: 60 phút, Speaking: 11-14 phút) để rèn luyện khả năng quản lý thời gian.
- Tăng dần tần suất luyện đề: Ban đầu, bạn có thể luyện 1 đề/tuần. Sau đó, tăng dần lên 2-3 đề/tuần khi gần đến kỳ thi.
2. Đánh giá và phân tích kết quả:
- Chấm điểm chi tiết cho từng phần thi: Sau khi làm bài thi thử, hãy chấm điểm chi tiết cho từng phần thi để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Phân tích lỗi sai: Tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình sai và tìm cách khắc phục. Bạn có thể nhờ giáo viên hoặc bạn bè có kinh nghiệm giúp đỡ.
- Điều chỉnh chiến lược học tập: Dựa trên kết quả bài thi thử, điều chỉnh lại chiến lược học tập cho phù hợp. Tập trung vào những kỹ năng còn yếu và củng cố những kỹ năng đã vững.
Luyện đề và đánh giá
Trên đây là “lộ trình học IELTS 4.0” chi tiết dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với bản thân. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục IELTS của bạn ngay hôm nay và đừng quên rằng IELTS Mentor luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường này.