“Người mất gốc tiếng Anh có học IELTS được không? Nếu được thì lộ trình sẽ như thế nào? Cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành?,… “ Đây là những câu hỏi mà IELTS Mentor liên tục nhận được trong thời gian gần đây, vì chứng chỉ IELTS ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Chính vì thế, trong bài viết này IELTS Mentor quyết định chia sẻ chi tiết về lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc, để những ai đang cùng quan tâm tới chủ đề này sẽ sớm đạt được target của mình.
1. Tại sao cần xây dựng lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc?
Tại sao cần xây dựng lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc?
Xây dựng lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc cũng giống như việc bạn lên kế hoạch cho những dự án quan trọng của mình, càng cụ thể thì càng dễ thực hiện thành công. Vì nó giúp bạn vừa hình dung được bức tranh toàn cảnh, vừa biết chi tiết về từng bước phải làm là gì để đạt được mục tiêu của mình.
Ngược lại, khi không có lộ trình rõ ràng, thí sinh sẽ không biết bắt đầu học từ đâu? Cần học những gì cho phù hợp với từng giai đoạn? Từ đó, dù học rất nhiều nhưng không mang lại hiệu quả, tốn thời gian mà không tiến bộ, lâu ngày sẽ dẫn tới tâm lý chán nản, dễ bỏ cuộc dù chưa đạt mục tiêu.
Do đó, cách tốt nhất để giúp người mất gốc học IELTS đạt hiệu quả là hãy xây dựng lộ trình bài bản, phù hợp trước khi bắt tay vào học.
2. Nên bắt đầu lộ trình học IELTS cho người mất gốc từ đâu?
Theo kinh nghiệm đã giúp hàng chục ngàn học viên nhà IELTS Mentor đạt target của mình, lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc nên được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
2.1. Giai đoạn 0 – 3.5: xây dựng nền tảng tiếng Anh căn bản cho người mất gốc (3 – 4 tháng)
Với những ai là dân mất gốc tiếng Anh, chắc chắn không được bỏ qua giai đoạn này, thậm chí còn phải học rất kỹ càng. Vì đây là bước đệm quan trọng giúp học viên xây dựng kiến thức nền tảng tiếng Anh vững chắc. Đồng thời là tiền đề để bạn đi đường dài và nhanh hơn trên lộ trình luyện thi IELTS sau này.
Vậy giai đoạn 0-3.5 này, thí sinh cần học những gì?
Có 4 nhân tố chính thí sinh cần nắm được trong giai đoạn này là:
2.1.1. Phát âm
Nếu đã từng tham khảo các tài liệu tiếng Anh nói về lộ trình cho người mất gốc, chắc chắn bạn cũng được giới thiệu nên học kỹ năng phát âm đầu tiên. Vì nó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của tiếng Anh. Phát âm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học sau này. Chỉ khi bạn phát âm chuẩn, bạn mới có thể Listening và Speaking tốt.
Khi học phát âm, ngoài việc nắm chắc bảng 44 âm IPA, thí sinh còn phải bổ sung thêm các kiến thức nâng cao. Như nối âm, lướt âm, trọng âm, ngắt nghỉ khi đọc, ngữ điệu trong từng loại câu,…
Bảng phiên âm IPA dành cho bất cứ ai muốn học tiếng Anh bài bản
- Nếu có khả năng tự học, học viên có thể tham khảo kênh youtube chất lượng của cô Rachel’s English. Đây là kênh khá đầy đủ và chi tiết về phát âm, tuy nhiên nhược điểm sẽ là full video đều bằng tiếng Anh nên có thể gây khó hiểu cho người mới học.
- Nếu không tự học được, bạn có thể lựa chọn một trung tâm uy tín hoặc Mentor chất lượng người Việt hướng dẫn để dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn và rút ngắn được thời gian học.
2.1.2. Từ vựng
Chắc chắn không thể thiếu từ vựng khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh IELTS nói riêng. Thí sinh càng biết nhiều từ vựng càng thuận lợi khi làm bài thi vì có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt để trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân. Đây là điều mà giám khảo IELTS rất thích và đánh giá cao.
Vậy trong giai đoạn này thí sinh nên học từ vựng như thế nào?
Lời khuyên cho những bạn đang loay hoay trong việc học từ vựng là nên học theo chủ đề. Có khoảng 20 chủ đề thông dụng cần học trong giai đoạn khởi đầu này là:
- Giáo dục (education)
- Gia đình (family)
- Bạn bè (friend)
- Thể thao (sport)
- Du lịch (travel)
- Nghề nghiệp (job)
- Công việc (work)
- Văn hóa (culture)
- Công sở (office)
- Môi trường (environment)
- Sức khỏe (health)
- Đồ ăn (food)
- Trường học (school)
- Nhà (home, house)
- Địa điểm & tòa nhà (place & building)
- Số (number)
- Phương tiện di chuyển (vehicle)
- Thời trang (fashion)
- Hoạt động giải trí (entertainment)
- Thiết bị, nội thất (furniture, appliances)
- Quê hương (hometown)
- ….
Nếu gặp khó khăn trong khâu học từ vựng, học viên có thể tham khảo phương pháp LIB độc quyền nhà IELTS Mentor – phương pháp được nghiên cứu dựa vào sự phát triển của não bộ kết hợp với game-base giúp học viên ghi nhớ từ vựng nhanh chóng và lâu hơn.
2.1.3. Ngữ pháp
Về phần ngữ pháp, học viên cần nắm chắc và sử dụng thành thạo những cấu trúc ngữ pháp sau:
- Cấu trúc câu thông thường và các thành phần trong câu: chủ ngữ, động từ, tân ngữ,…
- 12 thì cơ bản trong tiếng Anh
- Động từ bất quy tắc, động từ khuyết thiếu
- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, liên từ,…
- Sự hoà hợp của chủ ngữ -động từ trong câu
- Câu điều kiện, câu hỏi đuôi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán
- Câu trực tiếp, câu gián tiếp
- Câu chủ động – câu bị động
- Mệnh đề quan hệ, mệnh đề quan hệ rút gọn.
- …
2.1.4. Làm quen với 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết
Vì đây là giai đoạn đầu trong lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc nên chỉ cần làm quen với 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết mà chưa yêu cầu phải thành thạo ngay. Tức là, song song với việc học từ vựng, ngữ pháp và phát âm học viên nên:
- Luyện nghe những đoạn audio, video ngắn, có từ vựng đơn giản, dễ hiểu để làm quen với accent của người bản xứ.
- Tập nói những câu đơn giản. Ví dụ như trả lời các câu hỏi về giới thiệu bản thân, gia đình, sở thích,… để luyện phản xạ và khả năng Speaking.
- Đọc nhiều các đoạn văn bản ngắn, truyện tranh bằng tiếng Anh. Có thể bắt đầu từ những cuốn dành cho trẻ nhỏ sau đó nâng dần độ khó lên những cuốn nâng cao hơn. Một gợi ý giúp bạn đọc hiệu quả hơn là nên đọc về những chủ đề/vấn đề bạn đang quan tâm. Chẳng hạn, nếu bạn quan tâm tới marketing, hãy mua sách marketing bằng tiếng Anh để đọc. Thời gian đầu, có thể bạn sẽ không hiểu nhiều, nhưng cứ vừa đọc vừa dùng phần mềm dịch, chắc chắn khả năng đọc hiểu của bạn sẽ tăng.
- Về kỹ năng viết: sử dụng vốn từ vựng và ngữ pháp đã học để luyện viết câu đơn, câu ghép. Sau đó, luyện viết các đoạn ngắn. Để kiểm tra ngữ pháp trong câu bạn đã viết, có thể sử dụng phần mềm grammarly hoặc tìm một Mentor riêng để được chữa chi tiết.
2.2. Giai đoạn 3.5 – 5.5: tìm hiểu chi tiết về đề thi IELTS và lên kế hoạch học từng kỹ năng (5 tháng)
Giai đoạn thứ 2 trong lộ trình luyện thi IELTS của người mất gốc được gọi là giai đoạn làm quen với đề thi IELTS. Tức là, thí sinh cần tìm hiểu về cấu trúc của đề thi IELTS, các dạng bài thường gặp, để lên kế hoạch ôn luyện từng phần cho hiệu quả.
2.2.1. Cấu trúc của đề thi IELTS
Cấu trúc đề thi IELTS chính thức sẽ bao gồm 4 phần tương ứng với 4 kỹ năng Listening – Speaking – Reading – Writing. Cụ thể như sau:
Về phần thi Listening
Phần thi IELTS Listening diễn ra trong 30 phút nếu thi trên máy tính và 40 phút nếu thi trên giấy. Đề thi bao gồm 4 parts, mỗi part lại có 1 đoạn audio nói về các chủ đề khác nhau:
- Part 1: đoạn hội thoại giữa 2 người nói về một chủ đề trong cuộc sống hằng ngày, có thể là: công việc, thuê nhà, hội họp,…
- Part 2: độc thoại về một chủ đề đang được xã hội quan tâm như: dịch bệnh, môi trường,…
- Part 3: cuộc trò chuyện của 3-4 người cùng nói về một chủ đề, có thể là nhóm học sinh đang bàn luận về bài cuối khoá,…
- Part 4: là đoạn độc thoại về chủ đề học tập, thường là bài giảng của giảng viên đại học
Các dạng bài thường gặp trong phần thi Listening bao gồm:
- Dạng câu hỏi matching (khớp đáp án)
- Dạng câu hỏi form, note, table, summary, sentence completion (hoàn thành form, ghi chú, bảng biểu, tóm tắt, câu)
- Dạng câu hỏi short-answer questions (câu trả lời ngắn)
- Dạng câu hỏi plan, map, diagrams labeling (điền vào bản đồ, biểu đồ).
Có 40 câu hỏi thí sinh phải hoàn thành trong phần thi Listening. Trả lời đúng một câu sẽ được tính 1 điểm, trả lời sai không có điểm.
Về phần thi Speaking
Đề thi Speaking sẽ diễn ra trong vòng 11-14 phút với 3 phần chính, mỗi phần đều được ghi âm lại:
- Phần 1: là phần hỏi đáp về các thông tin cá nhân của thí sinh như: họ tên, giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/căn cước công dân,…), sở thích, công việc, học tập trong vòng 4 – 5 phút.
- Phần 2: thí sinh được yêu cầu nói về 1 chủ đề cụ thể, bạn có 1 phút để gạch ra các ý chính và tối đa 2 phút để trình bày toàn bộ ý tưởng của mình.
- Phần 3: giám khảo sẽ hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến part 2, đây là lúc bạn có thể tận dụng để bạn thảo luận sâu hơn về chủ đề này. Nó kéo dài trong khoảng 4 – 5 phút.
Các chủ đề được hỏi trong phần thi thường nằm trong những chủ điểm từ vựng mà bạn đã học trước đó. Nên hãy tận dụng chúng tối đa để luyện tập và thi. Nếu bạn không tự tin với khả năng Speaking của mình và cần có người sửa giúp, hãy tham khảo các khóa học tại IELTS Mentor hoặc tìm Mentor riêng cho mình tại đây: Tìm ngay Mentor phù hợp!
Điểm thi trong phần Speaking sẽ được tính dựa trên 3 yếu tố:
- Sự trôi chảy và mạch lạc khi trình bày
- Vốn từ vựng có phong phú hay không
- Phát âm chuẩn
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn và đa dạng.
Về phần thi Reading
Đề thi Reading sẽ bao gồm 3 đoạn văn dài và 40 câu hỏi đính kèm. Thí sinh có 60 phút để hoàn thành bài thi của mình. Cách tính điểm tương tự như phần thi Listening, mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính là 1 điểm, sai không có điểm.
3 đoạn văn trong đề sẽ được trích từ sách, báo, tạp chí, quảng cáo, hướng dẫn, thủ tục,… với độ dài lớn đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng scanning và skimming tốt để hiểu nội dung, thái độ, mục đích của tác giả và các keyword trong bài.
Những ai có vốn từ vựng tốt sẽ rất lợi thế trong phần thi này.
Các dạng bài Reading thường gặp là:
- Dạng bài Short-answer Question (câu trả lời ngắn)
- Dạng bài Sentence Completion (hoàn thành câu)
- Dạng bài Multiple Choice (chọn đáp án đúng)
- Dạng bài Matching Sentence Endings (nối các vế câu)
- Dạng bài Matching Information (nối thông tin)
- Dạng bài Matching Heading (nối tiêu đề)
- Dạng bài Matching Features (nối nội dung)
- Dạng bài Information Identification Question (xác định thông tin)
- Dạng bài Diagram Label Completion (hoàn thành biểu đồ)
Về phần thi Writing
Phần thi Writing bao gồm 2 phần tương ứng với task 1 và task 2 trong đề thi:
- Task 1: đề thi sẽ đưa ra một bảng biểu, biểu đồ,… sau đó yêu cầu thí sinh giải thích thông tin trong biểu đồ đó bằng khả năng tiếng Anh của mình.
- Task 2: các thí sinh được yêu cầu viết bài luận để trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề được nêu trong đề bài.
Tổng thời gian làm bài cho phần Writing là 60 phút. Tuy nhiên, điểm số cho phần task 2 luôn cao hơn task 1 nên lời khuyên là bạn chỉ nên dành 20 phút cho task 1 và 40 phút để hoàn thành task 2.
Ngoài ra, văn phong sử dụng trong IELTS là văn phong trang trọng, học thuật nên thí sinh cần đặc biệt chú ý khi viết bài luận.
Các dạng bài thường gặp trong đề thi Writing là:
- Với Task 1, có 7 dạng bài chính là: Line Graph (biểu đồ đường), Bar chart (biểu đồ cột), Pie Chart (biểu đồ tròn), Table (bảng số liệu), Process (quy trình), Map (bản đồ), Multiple Chart (biểu đồ kết hợp).
- Với Task 2, có 5 dạng bài chính là: Discussion Essay, Two-part question Essay, Advantage or Disadvantage Essay, Opinion/Degree or Agree Essay, Causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay.
2.2.2. Lên kế hoạch ôn luyện từng kỹ năng nghe – nói – đọc – viết
Sau khi đã nắm được cấu trúc đề thi IELTS và các dạng bài thường gặp. Ở bước này việc học viên cần làm là lên kế hoạch ôn luyện từng kỹ năng, dạng bài có trong đề thi IELTS. Bên cạnh đó, vẫn cần dành thời gian cho việc ôn luyện lại từ vựng, ngữ pháp để không bị quên những kiến thức cũ. Vì khi quên kiến thức cũ đồng nghĩa với điểm số của bạn cũng có thể bị giảm theo.
Nếu bạn chưa biết lên thời gian biểu thế nào cho phù hợp, có thể tham khảo kế hoạch học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc giai đoạn 3.5 – 5.5 dưới đây:
- Tổng thời gian ôn luyện: 5 – 6 tháng.
- Thời gian: 2-3 giờ/ngày.
Ngày đuôi 0 | Ngày đuôi 1 | Ngày đuôi 2, 6 | Ngày đuôi 3, 7 | Ngày đuôi 4, 8 | Ngày đuôi 5, 9 |
Ôn lại từ vựng, ngữ pháp | Học từ vựng mới và ngữ pháp nâng cao | Luyện Listening | Luyện Speaking | Luyện Reading | Luyện Writing |
2.3. Giai đoạn 5.5 trở lên: luyện đề để nâng cao band điểm
Sau khi kết thúc giai đoạn 2, học viên có thể bắt tay ngay vào giai đoạn thứ 3 là giai đoạn giải đề. Ở giai đoạn này, thí sinh cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS.
Tùy thuộc vào target điểm của mỗi người mà lên kế hoạch thời gian cho phù hợp. Theo số liệu thống kê từ nghiên cứu của trường Cambridge, để tăng được 1 band điểm IELTS cần ít nhất 200 giờ học. Do vậy, target càng cao thì thời gian càng lâu hơn.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên chia giai đoạn này thành 2 chặng nhỏ, trong đó:
-
Chặng 1:
Luyện đề mà không cần quan tâm thời gian. Tức là, mỗi lần bạn sẽ luyện 1 đề hoàn chỉnh nhưng không cần tính toán thời gian chi tiết. Mục đích của chặng này là luyện để làm quen với đề thi hoàn chỉnh và đánh giá khách quan năng lực của bạn. Sau đó, hãy dần dần rút ngắn thời gian làm bài lại. Chặng này chỉ nên kéo dài trong vòng 1,5 tháng.
-
Chặng 2:
Tính giờ đúng như thi thật. Tức là đề thi chính thức thi thời gian thế nào, học viên cũng chỉ sử dụng đúng lượng thời gian đó để giải đề. Thậm chí sau đó có thể làm ít hơn thời gian cho phép để làm quen với áp lực thời gian khi thi. Phương pháp này sẽ giúp bạn có cảm giác như thi thật và giảm bớt được lo lắng khi đi thi chính thức.
Một số tài liệu thích hợp để sử dụng cho giai đoạn này là:
- Bộ đề IELTS Cambridge từ cuốn số 8 – 14
- Bộ Complete IELTS dành cho cả 4 kỹ năng Writing – Listening – Speaking – Reading.
- Bộ sách Get Ready for IELTS
- Bộ IELTS Advantage
- Cẩm nang luyện thi IELTS của IELTS Mentor
3. Kết luận
Trên đây là toàn bộ lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc đã giúp hàng triệu học viên luyện thi IELTS thành công. IELTS Mentor vọng rằng những chia sẻ này của mình sẽ hữu ích với tất cả những ai bị mất gốc tiếng Anh, đang tìm kiếm một con đường chinh phục chứng chỉ IELTS hiệu quả.
Ngoài ra, để giúp các học viên nhanh được chạm tay tới chứng chỉ IELTS mình mong ước, IELTS Mentor ra mắt chương trình ưu đãi học phí có 1 không 2 trong giai đoạn này, chỉ cần bạn điền thông tin vào form đăng ký tại đây: https://ieltsmentor.edu.vn/ !IELTS Mentor luôn sẵn sàng đồng hành cùng thí sinh trên chặng đường chinh phục đỉnh núi IELTS.
Chinh phục chứng chỉ IELTS với IELTS Mentor