Trang chủ » Thông tin gây nhiễu trong IELTS Listening và cách khắc phục

Thông tin gây nhiễu trong IELTS Listening và cách khắc phục

Mục đích của IELTS Listening là để kiểm tra khả năng nghe hiểu các thí sinh, đòi hỏi bạn không những phải nghe kịp và hiểu được nội dung đoạn hội thoại mà còn phải tỉnh táo để tránh rơi vào các bẫy mà người ra đề đã soạn trong đoạn hội thoại, đặc biệt thông tin gây nhiễu (Distractors) là cái bẫy rất phổ biến trong phần thi IELTS Listening. 

 Hãy cùng IELTS Mentor tìm hiểu và phân tích những điểm lưu ý để tránh được những thông tin gây nhiễu trong IELTS Listening một cách hiệu quả nhất nhé!

I: Thông tin gây nhiễu là gì?

Trong bài thi IELTS Listening, các thông tin gây nhiễu hay còn gọi là distractors thường được đưa ra để thử thách, đánh đố và kiểm tra trình độ nghe hiểu của thí sinh. Thông tin gây nhiễu có thể xuất hiện ở bất kì Section và bất kỳ dạng nào trong bài thi IELTS Listening. Vì vậy để đạt được điểm số cao trong bài thi, thí sinh bắt buộc phải hiểu tình huống và bối cảnh của cuộc hội thoại hoặc thông tin mà người nói muốn hướng tới. 

Ví dụ:

A: Hey, are you planning any travel soon?

B: Yes, I’m organizing a trip for a group of friends. We’re heading to New York for a music festival.

A: That sounds exciting! When’s the festival?

B: It’s happening on the 15th of August.

A: That’s awesome! But I guess you’d want to arrive a bit earlier. How about the 13th or the 14th?

B: It has to be the 12th. We’re planning a pre-festival meetup on the 13th.

 

Đáp án đúng trong câu hỏi này là “12th”, tuy nhiên nếu như đặt trường hợp trong lúc làm bài nghe, sẽ có một số thí sinh sẽ ghi ngay con số đầu tiên mà mình nghe được là “15th” và nghĩ rằng đây là đáp án đúng rồi nghe tiếp sang câu hỏi tiếp theo. 

Như thí sinh có thể thấy ở ví dụ trên, tất cả các ngày thay thế được đề cập như “13th, 14th  or 15th” đề là những thông tin nhiễu để đánh lừa thí sinh để kiểm tra xem thí sinh có thực sự hiểu chi tiết những gì thí sinh nghe được hay không.

II: Các loại thông tin gây nhiễu phổ biến

1: Những từ, cụm từ mang tính chỉnh sửa

 

Not I’m afraid
Not really I think you got it wrong
Oh no, I’m sorry There’s a mistake
No, wait No I forget

 

 Các từ này thường xuất hiện trong Section 1,2 và 3, sau khi người nói đưa ra một thông tin nào đó liên quan đến câu trả lời, nhưng có thể do nói nhầm hoặc đọc nhầm, nên muốn sửa lại thông tin- và đây mới là thông tin chính xác.

 

Ví dụ:   A library close at:………..p.m

 

Customer: Hi there, what time does the library close?

 

Guardian: Usually, it closes at 5 pm on weekdays. Oh, hold on a second. There’s been an update, and starting today, it closes at 7 pm.

 

Trong trường hợp này, thông tin ban đầu là thư viện thường đóng cửa vào 5 giờ chiều trong tuần, nhưng sau đó có một thay đổi, thông báo rằng từ hôm nay, thời gian đóng cửa sẽ là 7 giờ tối. Do đó, câu trả lời mới nhất là 7 giờ tối.

=> Câu trả lời là 7pm thay vì 5pm

 

2: Các từ chỉ các thời điểm khác nhau.

 

Last / Previous In the past
This/ Current Now/New
Next In the future

 

Đây là 3 nhóm từ chỉ 3 thời điểm khác nhau cùng 1 thông tin- ở quá khứ/ hiện tại/ tương lai. Thí sinh phải hiểu rõ câu hỏi đang hỏi ở thời điểm nào để tránh bị đánh lừa bởi những từ gây nhiễu trên.

 

Ví dụ 1:

Man: Excuse me, what’s the price for the gym membership?

Receptionist: It used to be $50 per month. However, due to recent renovations and additional services, it’s now $75, which is $25 more than before.

 

Trong ví dụ này, thông tin ban đầu là giá thành của việc gia nhập phòng tập gym là 50 đô la mỗi tháng. Tuy nhiên, do các công việc cải thiện cơ sở vật chất và cung cấp các dịch vụ bổ sung gần đây, giá đã tăng lên 75 đô la mỗi tháng, tăng 25 đô la so với trước đây. Điều này ngụ ý rằng có một sự điều chỉnh về giá cước, từ 50 đô lên 75 đô, với mức tăng là 25 đô la.

 

Ví dụ 2:

Father: Can you tell me the starting time for the soccer practice?

Coach: Well, the current practice starts at four o’clock. However, the new timing for the training session will be at six fifteen.

 

Trong ví dụ này, thông tin ban đầu là thời gian bắt đầu của buổi tập bóng đá là 4 giờ. Tuy nhiên, thông báo có sự điều chỉnh về thời gian, từ 4 giờ sang 6 giờ 15 phút. Điều này ngụ ý rằng thời gian mới cho buổi tập là vào 6 giờ 15 phút, thay vì 4 giờ như trước đó.

 

3: Những từ hoặc cụm từ mang nghĩa phủ định

 

But, however, yet + sự phủ định + đáp án đúng
Unfortunately, sự phủ định + đáp án đúng
Rather than…/ Instead of+ …. + phủ định thông tin, đáp án đúng.
Actually…, đáp án đúng

 

Trong trường hợp này, người nói sẽ không chỉnh lại sự nhầm lẫn hoặc thông tin sai mà họ sẽ cung cấp thêm thông tin mang tính phủ định để bác bỏ thông tin trước đó. Vì thế thí sinh cần chú ý đến những thông tin gây nhiễu này vì nó sẽ thay đổi đáp án của bạn.

Ví dụ 1:

Last year, a new room was established. However, that room was burnt down completely only 2 weeks later. The repair cost was too high, so we decided to turn that area into a playground. 

 

Ví dụ 2:

Actually it’s not for shopping today, which would be my normal reason, but to see the dentist.

4: Các từ có phát âm tương đồng nhau

Trong các bài dạng Summary Completion hoặc Table Completion, thí sinh cần phải nghe rõ và cẩn thận các chữ có cách phát âm gần giống nhau để tránh việc điền đáp án sai.

Ví dụ 1:

 “ A” , “ 8” và “H”: so sánh âm đuôi:

+ A /eɪ/: không phát âm “âm đuôi”

+ 8 /eɪt/: phát âm “âm đuôi” /t/

+ H /eɪtʃ/: phát âm “âm đuôi” /tʃ/

 

Ví dụ 2:

“- ty” vs “- teen”: 

+ Các số đuôi “- ty” sẽ được nhấn mạnh ở âm đầu, và đuôi –ty đọc nhanh.

+ Các số đuôi “- teen” sẽ được nhấn mạnh và phát âm “âm đầu” dài hơn ở chữ “-teen”.

      fourteen /ˌfɔːrˈtiːn/ – forty /ˈfɔːrti/

5: Các từ có chứa prefix mang tính phủ định

Đôi khi người nghe sẽ sử dụng prefix- tiền tố để biến từ thành dạng phủ định của nó thay vì dùng các từ như “not”. Tuy nhiên, các từ này được đọc lướt qua rất nhanh và thí sinh có thể bỏ qua khi chỉ tập trung nghe từ chính vì thế dẫn tới sai thông tin cũng như điền đáp án sai. 

 

Tiền tố Ý nghĩa Ví dụ
Un- Nghĩa phủ định (không) Unusual (bất thường), unemployed (thất nghiệp)
Im- Impossible (không thể), impolite (bất lịch sự)
Dis- Disrespect (thiếu tôn trọng), disagree (không đồng ý)
Il- Illegal (bất hợp pháp), illiterate (mù chữ)
Ir- Irrational (phi lý trí), irresponsible (vô trách nhiệm)
In- Inexpensive (không đắt), inconvenient (bất tiện)
Non- Non-stop (không ngừng), nonsense (không hợp lý)

 

III: 3 cách tránh các loại thông tin gây nhiễu 

Cách 1:

Trước khi làm bài, bạn sẽ có 30s-45s trước mỗi phần nghe để đọc qua đề vì thế hãy tập trung xác định cũng như đoán trước đáp án và các yếu tố gây nhiễu có thể dẫn tới đáp án sai. Các yếu tố gây mất tập trung thường là các loại số ( phone numbers, house number, zip codes).

Ví dụ: 

Question: When will the party start?

Trước khi nghe, bạn đã dự đoán thời gian bắt đầu sẽ là … AM/PM. Việc tập trung vào yếu tố thời gian cụ thể giúp bạn dễ dàng thu nhận thông tin khi người nói xác định thời gian.

Cách 2:

Trong đối thoại, câu trả lời sai thường được đưa ra trước sau đó sẽ là câu trả lời đúng nếu có những từ gây nhiễu ( however, but,…). Vậy nên thí sinh có thể dự đoán thứ tự mà câu trả lời bài thi đưa ra.

Ví dụ:

Speaker 1: The store opens at 9 AM.

Speaker 2: However, on Saturdays, it opens at 10 AM.

Trong trường hợp này, thông tin đầu tiên là sai khi chỉ ra giờ mở cửa là 9 AM. Nhưng thông tin chính xác sau đó được đưa ra, tạo ra sự chồng lấn thông tin và yêu cầu sự chú ý để lựa chọn đáp án chính xác.

Cách 3:

Không phải đáp án đầu tiên nào cũng là đáp án đúng. Thí sinh nên cẩn thận với tất cả các đáp án các bạn nghe được, đáp án đầu tiên các bạn nghe có thể được sửa và thay đổi thông tin. Vậy nên để tránh sai sót, thí sinh nên dùng biện pháp take note để tránh bỏ lỡ thông tin quan trọng.

Ví dụ:

Speaker: The meeting is on Wednesday at 2 PM.

Later Speaker: I apologize, it has been rescheduled to Thursday at the same time.

Trong trường hợp này, thông tin ban đầu là buổi họp vào thứ Tư lúc 2 giờ chiều, nhưng sau đó có sự thay đổi. Nếu không chú ý đến thông tin cập nhật, bạn có thể chọn sai nếu tin rằng thứ Tư là ngày họp. Việc ghi chú thông tin quan trọng giúp tránh những sai sót như vậy.

KẾT LUẬN

Để đạt được điểm số cao trong IELTS Listening, bạn cần phải hiểu và xử lý thông tin gây nhiễu ((Distractors) một cách hiệu quả. Bằng cách tập trung vào những thông tin chính trong bài nghe và có những kỹ năng lọc thông tin chính xác. Từ đó, bạn sẽ có thể đối phó với distractors một cách tốt nhất. 

Hy vọng những thông tin IELTS Mentor chia sẻ sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng nghe và đạt được kết quả tốt trong bài thi IELTS Listening.

Để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:
* Hệ thống Cơ sở IELTS Mentor trên toàn quốc
* Trung tâm hỗ trợ: 1900 4455
* Email: cskh@ieltsmentor.edu.vn

Các bài viết liên quan

KHỞI ĐẦU MỚI VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC L.I.B – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẠI IELTS MENTOR

WORKSHOP “PHÍA SAU NGHỀ LUẬT – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG” – HÀNH TRÌNH KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO TÂN SINH VIÊN NGÀNH LUẬT

IELTS Mentor Hợp Tác Cùng Đại Học Hàng Hải Việt Nam: Nâng Tầm Chất Lượng Ngoại Ngữ Cho Sinh Viên Việt