Trang chủ » Phương pháp tránh thừa hoặc thiếu “s” trong IELTS Listening

Phương pháp tránh thừa hoặc thiếu “s” trong IELTS Listening

ielts mentor phương pháp tránh thừa hoặc thiếu s
Trong IELTS Listening, lỗi thừa hoặc thiếu “s” luôn là vấn đề nan giải của đại đa số các bạn thí sinh khi làm các dạng bài thi nghe, đặc biệt là dạng Gap-fill. Vậy làm thế nào để tránh bị sai những lỗi cơ bản như vậy? IELTS Mentor sẽ chia sẻ tới bạn những phương pháp để khắc phục thật tốt trong phần thi IELTS Listening, giúp bạn nhận được điểm số cao nhất nhé!

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH DANH, ĐỘNG TỪ SỐ ÍT, NHIỀU

Trong bài thi IELTS Listening, dạng bài Gap-fill hay còn gọi là Note Completion rất phổ biến và thường xuất hiện ở part 1 part 4. Ở phần này, thí sinh không chỉ xử lý thông tin mà còn phải xác định đúng loại từ. Các loại từ được điền vào ô trống rất đa dạng, có thể là động từ, danh từ, tính từ, trạng từ,…. Tuy nhiên, nếu chỗ trống cần điền là một danh từ và bạn điền thiếu “s” thì dù cho có điền đúng từ loại, câu trả lời của bạn cũng sẽ không được tính điểm.

Bài viết này, IELTS Mentor sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết và hiệu quả phương pháp tránh thừa hoặc thiếu “s” trong IELTS Listening

Khắc phục lỗi thừa và thiếu s trong Listening IELTS

II.  NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THỪA HOẶC THIẾU “S” TRONG IELTS LISTENING 

1. Ảnh hưởng từ Tiếng Việt

Trong quá trình học ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ- Tiếng Việt thường ảnh hưởng rất lớn tới cách phát âm và nhận biết từ ngữ của chúng ta. Ở trong tiếng Việt, khi thể hiện một đồ vật/ con vật ở dạng số nhiều, chúng ta thường sử dụng từ chỉ số lượng như “ vài”, “ một”, “ mỗi”, “mọi”…… Tuy nhiên trong tiếng Anh, các danh từ sẽ được thêm “s” hoặc “es” ở cuối từ để thể hiện số lượng của đồ vật/ con vật. Vì vậy nên chúng ta thường bỏ qua các ending sounds thay vào đó thường tập trung vào các từ đứng trước như “many”, “a lot of”,….  Để xác định số lường từ

Ví dụ:
 Cats : những con mèo

 Books: vài cuốn sách

2. Chưa có phản xạ đối với âm cuối

Một phần do thí sinh quá quen với cách sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Việt và chưa có thói quen nắm bắt âm cuối của từ. Phần còn lại, thí sinh thường nghe nắm keyword để làm bài nhanh hơn nhưng điều đó cũng sẽ làm các bạn không thể nghe hết thông tin( ending sounds) và điền đáp án sai.

3. Chưa nắm vững các yếu tố liên quan tới ngữ pháp và ngữ cảnh

Trong phần thi IELTS Listening, ngoài việc thí sinh tập trung nghe keyword và ending sounds, việc hiểu về ngữ cảnh cũng như ngữ pháp cũng là một điều quan trọng và sẽ giúp các bạn có khả năng cao điền được đáp án đúng. Nếu thí sinh không thể nghe được ending sounds nhưng dựa vào động từ to be, trợ động từ, mạo từ thì bạn cũng có thể đoán được từ cần điền sẽ ở dạng số ít hay số nhiều. Thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách sử dụng yếu tố ngữ pháp và ngữ cảnh trong bài IELTS Listening.

III. CÁCH KHẮC PHỤC THỪA HOẶC THIẾU “S” TRONG IELTS LISTENING

Thừa hoặc thiếu s trong Listening IELTS và cách khắc phục

1. Xác vị trí của danh từ

Trong thời gian đọc đề bài, thí sinh cần xác định được từ loại cần điền và đặc biệt chú ý tới vị trí của danh từ để xác định ending sounds hoặc phân tích nhanh các yếu tố liên quan tới ngữ cảnh

 Danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ và đứng trước động từ chính. Ví dụ:

1.Insects usually feed on these leaves.

2.Water was used to wash off dirt.

 Danh từ đứng sau các tính từ. Ví dụ:

1.We can find suitable jobs for you.

2.A lack of awareness is the major factor in the outbreaks of disease.

 Danh từ đứng ở vị trí tân ngữ, sau động từ. Ví dụ:

1.The children will make posters for the event.

2.I get tickets online.

 Danh từ đứng sau các mạo từ: “a”, “an”, “the” trong câu. Ví dụ:

1.I would like to book a room.

2.The air-conditioner needs to be fixed.

 Danh từ đứng sau các từ sở hữu như “my”, “your”, “her” … và các từ sở hữu cách. Ví dụ:

1.You can find our restaurant right after you enter at the gate.

2.My sister’s shows were broadcasted last month.

 Danh từ đứng sau các từ “this”, “that”, “each”, “every”, “few”, “little”… Ví dụ:

1.You need to finish these reports.

2.We only have a few rooms left.

Danh từ đứng sau các giới từ như “in”, “on”, “with”, “about”… Ví dụ:

1.Less time is involved in applying for jobs.

2.My son is good at Mathematics.

2. Phân biệt danh từ đếm được và không đếm được

Sau khi xác định được vị trí của danh từ, thí sinh cần xác định loại danh từ( danh từ đếm được và danh từ không đếm được). Có những danh từ không đếm được thí sinh dễ mắc lỗi khi thêm “s” và “es” như sau.

  1. Danh từ chỉ chất lỏng: milk, water, juice, tea, wine, oil…
  2. Danh từ chỉ thức ăn và gia vị: sugar, salt, meat, soup, rice…
  3. Danh từ chỉ những khái niệm trừu tượng: help, information, happiness, knowledge, humour…
  4. Danh từ chỉ các lĩnh vực, môn học: music, history, literature… (Ngoài ra đối với các môn như Mathematics, Politics, Physics thì bản thân các danh từ này luôn có “s”)
  5. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: thunder, snow, wind, heat, light, air …
  6. Một số danh từ không đếm được phổ biến khác: money, advice, furniture, transportation, equipment, clothing, energy, advertising…

=> Các bạn cần nắm được các dạng danh từ không đếm được trong Tiếng Anh để tránh mắc lỗi sai khi thêm “s”

3. Phân biệt dựa vào mạo từ

Mạo từ là một trong những yếu tố giúp thí sinh có thể đoán được loại danh từ trong chỗ trống. Các cách xác định danh từ dựa trên mạo từ như sau:

1. Nếu không có mạo từ nào đứng trước danh từ thì từ cần điền thường sẽ là số nhiều, trừ trường hợp danh từ đó là danh từ không đếm được hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.

2. Nếu đứng trước danh từ là các mạo từ không xác định “a” hoặc “an” thì người đọc sẽ điền danh từ số ít đếm được vào chỗ trống.

3. Nếu đứng trước danh từ là mạo từ “the” thì từ cần điền có thể là cả danh từ số ít và số nhiều nên thí sinh cần xét tới cả những điều kiện khác.

 4. Phân biệt dựa vào động từ To Be

Động từ ToBe đi kèm với danh từ cũng là một dấu hiệu để bạn xác định được đáp án của mình. Nếu bạn nghe được động từ tobe là “ was” or “is”  thì chỗ trống cần điền sẽ là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được.

Ví dụ:

  1. Sugar is used as a sweetener all over the world.
  2. There was an accident on this street.

Ngược lại nếu danh từ đi kèm với các động từ To be “are” và “were” thì danh từ đó sẽ là danh từ số nhiều.

5. Phân biệt dựa vào ngữ cảnh

Ngoài việc dựa vào các dấu hiệu, việc hiểu rõ ngữ cảnh người nói đang muốn đề cập sẽ quyết định độ chính xác câu trả lời của bạn. 

 Ví dụ:

Debbie Maine enjoys telling ______ about fashion

Không có dấu hiệu nào để biết là danh từ đếm được hay không đếm được, do đó có thể cả 2. Nghe được từ bài nghe là “funny story” hoặc “funny stories”, vì “story” là countable noun. Để xác định thì phải nhờ vào ngữ cảnh

Ngữ cảnh: cô Debbie Main thích kể chuyện vui về thời trang, như vậy không thể cô ta chỉ có 1 câu chuyện để kể, mà phải có ít nhất vài ba câu chuyện.

IV. TỔNG KẾT

Ngoài những kiến thức đề cập trên, việc luyện tập của các bạn sẽ quyết định rất lớn kết quả và khả năng thành công trong bài thi IELTS Listening. Vậy nên hãy tập trung luyện nghe nhiều hơn và xen vào đó là những bài nghe thụ động như podcast hoặc là xem phim cũng là cách để các bạn cải thiện kỹ năng nghe của mình. Practice makes perfect. Theo dõi ngay IELTS Mentor để có thêm những thông tin bổ ích hơn nhất nhé! 

 

Để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:
* Hệ thống Cơ sở IELTS Mentor trên toàn quốc ( anh gắn link danh sách cơ sở)
* Trung tâm hỗ trợ: 1900 4455
* Email: cskh@ieltsmentor.edu.vn

Các bài viết liên quan

IELTS MENTOR HÂN HOAN MỪNG LỄ KHAI GIẢNG 2024-2025

IELTS Mentor khởi động hành trình học tập hứng khởi cùng tân sinh viên Đại học Hàng Hải

IELTS Mentor đồng hành cùng Đại học Hàng Hải, mang đến tư vấn về học tập và kỹ năng tiếng Anh cho tân sinh viên. Sự kiện cũng trao tặng nhiều phần quà và hỗ trợ sinh viên khởi đầu năm học mới với đầy đủ thông tin và động lực.

Mentor is Here đồng hành cùng tân sinh viên Đại học Thủy Lợi khám phá hành trình mới

IELTS Mentor có mặt tại Đại học Thủy Lợi với mong muốn giúp tân sinh viên nâng cao kỹ năng tiếng Anh và chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.