Trang chủ » TỔNG HỢP NHỮNG NGỮ PHÁP QUAN TRỌNG TRONG IELTS PHẢI NẮM CHẮC NẾU MUỐN ĐẠT ĐIỂM CAO

TỔNG HỢP NHỮNG NGỮ PHÁP QUAN TRỌNG TRONG IELTS PHẢI NẮM CHẮC NẾU MUỐN ĐẠT ĐIỂM CAO

Để chinh phục IELTS, người học nhất định phải có nền tảng kiến thức ngữ pháp vững chắc, vì IELTS là chứng chỉ thiên về học thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian, năng lực để ghi nhớ toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh, nhất là khi càng lớn tuổi khả năng ghi nhớ càng kém đi. Vì vậy, trong bài viết này IELTS Mentor sẽ tổng hợp lại những ngữ pháp quan trọng trong IELTS để học viên biết mình nên tập trung vào phần nào trong quá trình ôn luyện IELTS. 

1. Tại sao cần nắm vững ngữ pháp khi học IELTS?

Ngữ pháp đóng vai trò quan trọng trong bài thi IELTS 

Nếu đã tìm hiểu về IELTS, chắc chắn bạn sẽ biết IELTS là chứng chỉ quốc tế dùng để đánh giá khả năng sử dụng cả 4 kỹ năng Listening – Speaking – Reading – Writing trong tiếng Anh của học viên. Và vì đây là bài thi có tính học thuật cao, nên ngữ pháp luôn có mặt trong mọi phần thi, ảnh hưởng trực tiếp tới điểm số của thí sinh, cụ thể như sau:

  • Đối với phần thi Listening: nhiệm vụ của thí sinh là nghe audio và viết đáp án vào phiếu trả lời câu hỏi. Trong đó, nếu ngữ pháp và từ vựng tốt thí sinh sẽ hiểu được nội dung chính của đoạn văn và viết đúng đáp án cần điền. Ngược lại, nếu ngữ pháp kém, thí sinh dễ viết sai đáp án dẫn tới mất điểm.  
  • Đối với phần thi Speaking: bên cạnh yếu tố logic và trôi chảy, giám khảo còn chấm rất kỹ cách sử dụng ngữ pháp trong bài nói của thí sinh. Và tất nhiên, với những bài Speaking sử dụng sai ngữ pháp sẽ không được đánh giá cao, điểm thi cũng sẽ thấp hơn.
  • Đối với phần thi Reading: nhiệm vụ chính của thí sinh là đọc các đoạn văn bản và trả lời những câu hỏi tương ứng. Phần này cũng đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức ngữ pháp tốt để hiểu đúng nội dung và viết chính xác câu trả lời. Vì các văn bản này có độ dài cao, sử dụng cấu trúc ngữ pháp vô cùng linh hoạt và đa dạng, nếu không biết về chúng thì khó mà nắm được nội dung.
  • Đối với phần thi Writing: đây là phần cần sử dụng nhiều ngữ pháp nhất trong bài thi IELTS. Bởi khi viết bài luận cũng giống như một bài làm văn bằng tiếng Việt, có ngữ pháp tốt sẽ giúp bạn trình bày bài viết của mình một cách logic, mạch lạc. Ngược lại, ngữ pháp kém sẽ khiến bài viết trở nên nhàm chán, nhiều lỗi sai nên khó mà được đánh giá cao hay điểm cao. 

Tóm lại, để làm tốt bài thi IELTS học viên nhất định phải nắm vững những ngữ pháp quan trọng trong IELTS. Còn là những ngữ pháp nào, hãy cùng IELTS Mentor tìm hiểu chi tiết hơn trong phần thứ 2 nhé!  

2. Tổng hợp những chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong IELTS 

Điểm danh những chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong IELTS

Nói về những ngữ pháp quan trọng trong IELTS, nhất định không thể thiếu 8 chủ điểm ngữ pháp sau:

2.1. Các thì cơ bản trong tiếng Anh

Có tất cả 13 thì cơ bản trong tiếng Anh, trong đó mỗi thì lại có cấu trúc và cách sử dụng khác nhau:

2.1.1. Thì hiện tại đơn

Cách dùng:

  • Để diễn tả một sự thật hiển nhiên
  • Nói về sở thích, thói quen, hoặc những việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

Cấu trúc:

  • Với động từ thường: S + V/Vs/Ves + O
  • Với động từ tobe: S + am/is/are + N/Adj + O

2.1.2. Thì hiện tại tiếp diễn

Cách dùng:

  • Diễn tả hành động, sự việc đang xảy ra tại thời điểm nói.

Cấu trúc:

  • S + am/is/are + Ving + O

2.1.3. Thì hiện tại hoàn thành

Cách dùng: 

  • Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ, nhưng vẫn tiếp diễn, kết quả vẫn liên quan trực tiếp tới hiện tại.

Cấu trúc:

  • S + has/have + Ved/P3 + O

2.1.4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Cách dùng: 

  • Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ và vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại.

Cấu trúc:

  • S + has/have + been + Ving + O

2.1.5. Thì quá khứ đơn

Cách dùng:

  • Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc ở quá khứ.

Cấu trúc:

  • Với động từ thường: S + Ved/Vp2 + O
  • Với động từ tobe: V + was/were + N/Adj

2.1.6. Thì quá khứ tiếp diễn

Cách dùng:

  • Diễn tả hành động xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.

Cấu trúc:

  • S + was/were + Ving + O

2.1.7. Thì quá khứ hoàn thành

Cách dùng: 

  • Diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.

Cấu trúc: 

  • S + had + Vp2 + O

2.1.8. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Cách dùng: 

  • Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trước một hành động khác tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.

Cấu trúc:

  • S + had been + Ving + O

2.1.9. Thì tương lai đơn

Cách dùng:

  • Diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
  • Có thể là một lời mời, đề nghị hoặc một lời hứa.

Cấu trúc:

  • Với động từ thường: S + will/shall + V + O
  • Với động từ tobe: S + will/shall + to be + N/Adj.

2.1.10. Thì tương lai hoàn thành

Cách dùng:

  • Diễn tả hành động sẽ hoàn thành tại một thời điểm đã xác định trong tương lai.

Cấu trúc:

  • S + will/shall + have + Vp2 + O

2.1.11. Thì tương lai tiếp diễn

Cách dùng:

  • Diễn tả một hành động, dự định sẽ diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Cấu trúc:

  • S + will/shall + be + Ving + O

2.1.12. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn

Cách dùng:

  • Diễn tả một hành động sẽ diễn ra và kéo dài liên tục đến một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Cấu trúc:

  • S + will/shall + have been + Ving + O

2.1.13. Thì tương lai gần (tobe + going to)

Cách dùng:

  • Diễn tả một hành động, dự định, kế hoạch sẽ xảy ra trong tương lai.

Cấu trúc:

  • S + am/is/are + going to + V + O.

2.2. Từ loại: đại từ, danh từ, động từ, tình từ, trạng từ

Học viên cần nắm được tối thiểu 5 loại từ sau:

2.2.1. Đại từ

  • Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ trong câu: I, you, we, they, he, she, it.
  • Đại từ nhân xưng là tân ngữ trong câu: me, you, us, them, him, her, it.
  • Đại từ sở hữu: mine, yours, ours, theirs, his, hers, its.
  • Đại từ phản thân: myself, yourself, ourselves, themselves, himself, herself, itself.
  • Đại từ chỉ định: this, that, these, those.
  • Đại từ bất định: any_ (anything, anyone,…), some_ (something, someone,…), no_ (nobody, nothing,…), every_ (everything, everyone,…).

2.2.2. Danh từ

  • Danh từ số ít, danh từ số nhiều
  • Danh từ đếm được, danh từ không đếm được

2.2.3. Động từ

  • Động từ thường và động từ bất quy tắc
  • Động từ khuyết thiếu
  • V, Ving, to V

2.2.4. Tính từ

Là từ dùng để chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng, con người, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ, đại từ.

  • Tính từ thường
  • Tính từ đuôi _ed/ing
  • Tính từ sở hữu: my, your, our, their, his, her, its

2.2.5. Trạng từ

Là loại từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ để cung cấp thêm thông tin cho người đọc.

  • Trạng từ chỉ tần suất: always, usually, frequently,…
  • Trạng từ chỉ nơi chốn: here, there, everywhere, nearby,….

2.2.6. Giới từ

  • Giới từ chỉ thời gian: in, on, at 
  • Giới từ chỉ nơi chốn: in, on, at, under, next to, in front of, between, behind, around, below, above.

2.3. Mạo từ a, an, the

Thường được sử dụng trước danh từ để chỉ rõ danh từ xác định hay không xác định.

  • A/an được dùng đối với sự vật, sự việc lần đầu được nhắc đến.
  • The được dùng để giới thiệu về người, sự vật, sự việc mà cả người nghe và người nói đều biết đến, là sự vật, hiện tượng duy nhất.

2.4. Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ được sử dụng để bổ sung thông tin cho danh từ hoặc đại từ đứng trước đó. Đây được coi là một trong những cấu trúc ngữ pháp phức tạp của IELTS, thường được dùng nhiều trong bài thi. Đặc biệt, với những ai muốn chinh phục từ 6.5 IELTS trở lên nhất định phải sử dụng thành thạo chủ điểm ngữ pháp này.  

  • Who: được sử dụng làm chủ ngữ, thay thế cho danh từ chỉ người trước đó. Cấu trúc: N(chỉ người) + who + V.
  • Whom: được sử dụng thay thế cho người trong trường hợp bị động. Cấu trúc: whom + S + V.
  • Whose: sử dụng khi danh từ đứng sau thuộc về danh từ đứng trước. Cấu trúc: N1 + whose + N2, trong đó N2 thuộc N1.
  • Which: sử dụng là tân ngữ hoặc chủ ngữ, thay thế cho danh từ chỉ vật. Cấu trúc: N(chỉ vật) + which + V + O/ N(chỉ vật) + which + S + V.
  • That: được sử dụng là tân ngữ hoặc chủ ngữ, thay thế cho cả danh từ chỉ người và chỉ vật. Các trường hợp nên sử dụng that:
  • Trong câu so sánh nhất 
  • Đi sau các từ: only, the last, the first
  • Đi sau các đại từ bất định: anyone, anything, everybody,…

Các trường hợp không nên dùng that:

  • Sau giới từ.
  • Sau dấu phẩy.
  •  Where: sử dụng thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn. Cấu trúc: N(địa điểm) + where + S + V.
  • When: sử dụng thay thế cho danh từ chỉ thời gian. Cấu trúc: N(time) + when + S + V
  • Why: dùng để chỉ lý do, trong câu thường có for the reason.

2.5. Câu bị động

Câu bị động được sử dụng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động nào đó. Cấu trúc của câu bị động sẽ tùy thuộc vào thì của câu chủ động. Cụ thể như sau:

  • Thì hiện tại đơn: S + am/is/are + Ved/Vp3
  • Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + being + Ved/Vp3
  • Thì hiện tại hoàn thành: S + has/have + been + Ved/Vp3
  • Thì quá khứ đơn: S + was/were + Ved/Vp3
  • Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/were + being + Ved/Vp3
  • Thì quá khứ hoàn thành: S + had + been + Ved/Vp3
  • Thì tương lai đơn: S + will/shall + be + Ved/Vp3
  • Thì tương lai gần: S + am/is/are going to + be + Ved/Vp3.
  • Thì tương lai hoàn thành: S + will/shall + have been + Ved/Vp3
  • Động từ khuyết thiếu: S + ĐTKT + be + Ved/Vp3.

2.6. Cấu trúc câu so sánh

Đây là cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong bài thi IELTS, được sử dụng rất nhiều trong phần Writing và Speaking. Về cấu trúc so sánh, nó được chia thành 3 dạng:

  • Cấu trúc so sánh nhất: 
  • Với tính từ ngắn: S + V + the + Adj/Adv_est + O
  • Với tính từ dài: S + V + the most/ the least + Adj/Adv + O
  • Cấu trúc so sánh bằng:
  • Với tính từ ngắn: S + V + as + Adj/Adv + as + O
  • Cấu trúc so sánh hơn:
  • Với tính từ ngắn: S + V + Adj/Adv_er + than + O
  • Với tính từ dài: S + V + more + Adj/Adv + than + O.

2.7. Câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi cũng là chủ đề ngữ pháp quan trọng trong IELTS, giúp cho thí sinh luyện Speaking trôi chảy, tự nhiên và hiệu quả hơn. Do đó, để tăng điểm IELTS học viên nhất định không được bỏ qua chủ điểm này.

Về cấu trúc câu hỏi đuôi: câu hỏi đuôi được chia thành 2 mệnh đề ở trước và sau dấu phẩy. Trong đó, nếu trước dấu phẩy là mệnh đề khẳng định thì sau dấu phẩy là mệnh đề phủ định và ngược lại. Cụ thể như sau:

  • Các thì hiện tại: 
  • Động từ tobe: mệnh đề khẳng định, aren’t/isn’t + S?/ mệnh đề phủ định, am/is/are + S?
  • Động từ thường: mệnh đề khẳng định, don’t/doesn’t + S?/ mệnh đề phủ định, do/does + S?
  • Các thì quá khứ:
  • Động từ thường: mệnh đề khẳng định, didn’t + S?/ mệnh đề phủ định + did + S?
  • Động từ tobe: mệnh đề khẳng định, wasn’t/weren’t + S?/ mệnh đề phủ định + was/were + S?
  • Các thì tương lai:
  • Mệnh đề khẳng định, won’t + S?
  • Mệnh đề phủ định, will + S?
  • Các thì hoàn thành: 
  • Mệnh đề khẳng định, hasn’t/haven’t/hadn’t + S?
  • Mệnh đề phủ định, has/have/had + S?
  • Động từ khuyết thiếu:
  • Mệnh đề khẳng định, model V + not + S?
  • Mệnh đề phủ định, model V + S?

2.8. Câu điều kiện

Câu điều kiện là chủ đề ngữ pháp tiếp theo thí sinh cần nắm vững khi học những ngữ pháp quan trọng trong IELTS. Có tất cả 4 loại câu điều kiện, trong đó:

  • Câu điều kiện loại 0: nói về sự thật hiển nhiên
  • Cấu trúc: IF + S + V(s,es), S + V(s,es)
  • Câu điều kiện loại 1: nói về khả năng có thể xảy ra ở tương lai
  • Cấu trúc:  IF + S + V(s,es), S + will/shall/can + V
  • Câu điều kiện loại 2: không có thật ở hiện tại
  • Cấu trúc:  IF + S + Ved/Vp2, S + would/could/should + V
  • Câu điều kiện loại 3: không có thật trong quá khứ
  • Cấu trúc:  IF + S + had + Ved/Vp3, S + would/could/should + have + Ved/Vp3.

3. Gợi ý tài liệu giúp học ngữ pháp quan trọng trong IELTS hiệu quả

Giới thiệu bộ tài liệu chất lượng về ngữ pháp tiếng Anh IELTS

Phía trên là những ngữ pháp quan trọng trong IELTS học viên nhất định phải nắm vững và sử dụng thành thạo nếu muốn chinh phục những band điểm cao của chứng chỉ IELTS. Ngoài ra, để việc học ngữ pháp IELTS trở nên hiệu quả hơn, Mentor sẽ gợi ý thêm cho bạn một số tài liệu hữu ích khác như:

  • Trọn bộ Grammar in Use từ cơ bản tới nâng cao của Cambridge
  • Giáo trình Grammar for IELTS của Collins
  • Bộ giáo trình Oxford Practice Grammar gồm 3 quyển tương ứng với 3 trình độ Basic – .Intermediate – Advanced
  • Giáo trình English Grammar for IELTS with Answer của Cambridge
  • Giáo trình Giải thích ngữ pháp tiếng Anh của Mai Lan Hương
  • Trọn bộ cẩm nang học ngữ pháp từ IELTS Mentor
  • Học trực tiếp tại trung tâm của IELTS Mentor hoặc học cùng Mentor riêng để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả.

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những ngữ pháp quan trọng trong IELTS cũng như tài liệu học ngữ pháp từ cơ bản tới chuyên sâu mà Mentor muốn chia sẻ tới các độc giả của mình. IELTS Mentor chắc chắn rằng nếu học theo hướng dẫn này, học viên nhất định sẽ đạt được target mong muốn. Hãy bắt tay vào việc học ngữ pháp IELTS ngay bây giờ để có thể tiến gần hơn tới mục tiêu của mình nhé. Với những bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu hoặc cần tìm một trung tâm/Mentor đồng hành cùng, hãy để lại thông tin tại đây để đội ngũ tư vấn của Mentor giúp bạn giải đáp ngay nhé!

Để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:
* Hệ thống Cơ sở IELTS Mentor trên toàn quốc
* Trung tâm hỗ trợ: 1900 4455
* Email: cskh@ieltsmentor.edu.vn

Các bài viết liên quan

KHỞI ĐẦU MỚI VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC L.I.B – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẠI IELTS MENTOR

WORKSHOP “PHÍA SAU NGHỀ LUẬT – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG” – HÀNH TRÌNH KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO TÂN SINH VIÊN NGÀNH LUẬT

IELTS Mentor Hợp Tác Cùng Đại Học Hàng Hải Việt Nam: Nâng Tầm Chất Lượng Ngoại Ngữ Cho Sinh Viên Việt