Trang chủ » CHI TIẾT LỘ TRÌNH HỌC IELTS 6.5 CHO NGƯỜI MẤT GỐC

CHI TIẾT LỘ TRÌNH HỌC IELTS 6.5 CHO NGƯỜI MẤT GỐC

 

Mất gốc thì có học được IELTS 6.5 không? Nếu học thì mất bao lâu? Lộ trình nào phù hợp với người mất gốc?,… Đây là băn khoăn của không ít người khi tìm hiểu về IELTS 6.5 và trước khi bước chân vào lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc. Vậy thực tế thì sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới chủ đề này, hãy cùng IELTS Mentor đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cần bao lâu để hoàn thiện lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc?

Lộ trình học IELTS

Lộ trình học ielts 6.5 cho người mất gốc

Theo khảo sát thực tế và kinh nghiệm từ hàng triệu học viên đã chinh phục thành công chứng chỉ IELTS 6.5,  thời gian trung bình để một người từ mất gốc đạt 6.5 IELTS là 1 năm. 

Tất nhiên, đây không phải con số cố định và không phải ai cũng phải cần đúng 1 năm để đạt target này. Có người sẽ mất ít thời gian hơn, cũng có những người sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vì lộ trình học tiếng Anh nói chung và lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc nói riêng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: 

  • Thời gian một ngày bạn dành cho việc ôn luyện IELTS.
  • Tính cam kết của bạn: có theo được lâu dài, duy trì xuyên suốt và nhất quán hay không, khi học có tập trung không.
  • Khả năng tiếp thu, ghi nhớ và thực hành.
  • Có tìm được lộ trình và tài liệu học tập phù hợp với trình độ trong từng giai đoạn hay không.
  • Tự học, học tại trung tâm hay chọn Mentor riêng để giúp bạn giải đáp những thắc mắc, hướng dẫn ôn luyện, thiết kế lộ trình riêng cho phù hợp, chỉ ra các lỗi sai và đồng hành trong suốt thời gian luyện thi.

Tóm lại, lộ trình nhanh hay chậm sẽ phù thuộc phần lớn vào người học.

2. Chi tiết lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc

Lộ trình học Ielts chi tiết

Chi tiết hộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc

Chi tiết về lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc, IELTS Mentor sẽ phân bổ dựa trên mốc thời gian trung bình là 1 năm và chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn 1: xây dựng hệ thống từ vựng và ngữ pháp vững chắc (5 – 6 tháng)

Ở giai đoạn số 1 này, ưu tiên hàng đầu của các học viên là phải xây dựng hệ thống kiến thức về từ vựng và ngữ pháp vững chắc, trước khi bước vào giai đoạn luyện đề. Vì trình độ mất gốc tức là bạn đang không có hoặc bị hổng rất nhiều các kiến thức tiếng Anh căn bản.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần học các kiến thức khác như: phát âm, luyện nghe, luyện nói và luyện viết. 

Về lịch trình cụ thể của giai đoạn 1, bạn có thể follow theo thời gian biểu sau:

  • 2 tháng đầu: tập trung vào học phát âm, từ vựng và ngữ pháp.
  • 1,5 tháng sau: tập trung vào luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cơ bản.
  • 1,5-2,5 tháng cuối: luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết nâng cao.

2.1.1. Về phát âm

Bạn cần nắm chắc bảng IPA và cách phát âm của 44 âm trong tiếng Anh để đảm bảo đọc chuẩn các từ vựng quen thuộc. Với những từ vựng không chắc chắn, hãy tra từ điển Cambridge để biết phiên âm và cách đọc chính xác của từ vựng đó.

Bên cạnh việc học phát âm của từng từ riêng lẻ, trong giai đoạn này bạn còn cần luyện thêm các kỹ năng nâng cao khác như: nối âm, trọng âm, giảm âm, lược âm, ngữ điệu,… trong cả câu và đoạn văn, theo mức độ từ dễ tới khó. Đây là cách giúp bạn vừa luyện phát âm, phản xạ vừa tăng khả năng Speaking, hỗ trợ đắc lực cho giai đoạn luyện nói sau này.

Một số tài liệu giúp bạn học phát âm hiệu quả trong giai đoạn đầu là:

  • Giáo trình Pronunciation in Use, Ship or Sheep,…
  • Kênh Youtube: Rachel’s English, mmmEnglish, Sounds American,…
  • App luyện phát âm: ELSA Speak, Cake, FluentU,…

2.1.2. Về từ vựng

Để đạt IELTS 6.5, bạn cần sở hữu một lượng lớn từ vựng, idiom, paraphrase,… và cách sử dụng của nó trong từng trường hợp. Do đó, giai đoạn này bạn càng thu nạp, tích luỹ được nhiều vốn từ vựng càng tốt.

Tất nhiên, việc học hàng chục nghìn từ vựng không thể chỉ diễn ra trong 3-5 tháng của giai đoạn đầu tiên này, mà nó sẽ phải kéo dài trong suốt quá trình học IELTS của bạn. Và để học từ vựng tối ưu nhất, Mentor gợi ý cho bạn một số phương pháp sau:

  • Chia từ vựng theo từng chủ đề:

    Phương pháp này vừa giúp bạn học được nhiều từ vựng cùng lúc, vừa ghi nhớ lâu hơn vì chúng cùng thuộc 1 chủ đề. Có khoảng hơn 20 chủ đề bạn cần biết khi luyện IELTS là: Family, Home, Furniture, Vehicle, Traffic, Friend, Study, Education, School, Economic, Legal, Technology, Number, Develop, Sport, Health, Hobbit, Environment, Culture, Travel, Place, Building,…

  • Học đi đôi với thực hành:

    Khi học một từ vựng mới, hãy sử dụng nó để đặt câu và nếu được có thể dùng để luyện nói hằng ngày. Ví dụ: khi học chủ đề về Home, bạn có thể dùng các từ vựng này để miêu tả/giới thiệu căn nhà của mình: My home have 1 living room, 2 bedrooms and 1 kitchen.

  • Học tại trung tâm IELTS Mentor:

    Nếu những phương pháp kể trên không phù hợp với bạn, hoặc bạn muốn tìm trung tâm học để có người đốc thúc, đồng hành cùng giúp tiến bộ nhanh hơn thì IELTS Mentor chính là lựa chọn thích hợp. Bởi Mentor đang sở hữu phương pháp học từ vựng LIB độc quyền trên thị trường, là phương pháp được cựu giám khảo IELTS phát triển dựa trên cơ chế hoạt động của não bộ kết hợp với game giúp học viên nhớ nhanh, lâu và sâu hơn. Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng thực bởi hàng ngàn học viên nhà Mentor mỗi năm.

Ngoài phương pháp thì những tài liệu dưới đây cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi học từ vựng: English Vocabulary in Use, Oxford Word Skills, Cambridge Vocabulary For IELTS, English idioms in Use, English Collocations in Use,…

2.1.3. Về ngữ pháp

Ngữ pháp cũng là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần học trong giai đoạn này, vì bài thi IELTS có yêu cầu khắt khe về ngữ pháp. 

Những kiến thức bạn cần ôn luyện trong giai đoạn 1 này bao gồm:

  • 13 thì cơ bản trong tiếng Anh: hiện đại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai đơn, tương lai hoàn thành, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành tiếp diễn, tương lai gần.
  • Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, liên từ,…
  • Chủ ngữ, tân ngữ, tính từ sở hữu, động từ bất quy tắc, động từ khuyết thiếu,…
  • Câu hỏi đuôi, câu điều kiện, câu trực tiếp – gián tiếp, so sánh, câu bị động – chủ động, mệnh đề quan hệ,… 

Tương tự như từ vựng, để học ngữ pháp hiệu quả bạn cần áp dụng nó vào làm bài tập hoặc viết về các tình huống thực tế từ đơn giản đến phức tạp để dần nâng cao trình độ. Nếu không chắc chắn bạn đang làm đúng hay sai, lời khuyên là nên tham gia các khóa học tại trung tâm uy tín hoặc chọn một Mentor chất lượng đồng hành cùng để được hướng dẫn và sửa bài liên tục.

Một số tài liệu để bạn học ngữ pháp trong giai đoạn này là: Giải thích ngữ pháp tiếng Anh – Mai Lan Hương, English Grammar in Use, Basic English Grammar, Collins – Grammar for IELTS, Grammar for IELTS with answer – Cambridge, Oxford Practice Grammar,…

2.1.4. Về 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết

Song song với việc học phát âm – từ vựng – ngữ pháp, bạn cũng cần ôn luyện 4 kỹ năng chính Listening – Speaking – Reading – Writing để hoàn thiện kiến thức cho giai đoạn 1, chuẩn bị bước sang giai đoạn 2 làm quen với đề thi chính thức.

  • Về kỹ năng Listening:

    Hãy bắt đầu luyện nghe bằng những bài audio đơn giản, từ vựng dễ hiểu và tốc độ chậm rãi, đảm bảo bạn có thể nghe hiểu được trên 60% nội dung của đoạn audio đó để làm quen với ngữ điệu accent của người bản xứ. Sau đó, tăng dần độ khó bằng các cuộc hội thoại có 2, 3, 4 người cùng tham gia, nội dung dài hơn, nhiều từ mới hơn. Trong giai đoạn này, bạn có thể tham khảo các đoạn audio/video trên những kênh Youtube như: Real English, British Council: Learn English Kids, VOA Learning English, BBC LearnEnglish,…

  • Về kỹ năng Speaking:

    Hãy sử dụng vốn từ vựng và ngữ pháp đã tích lũy trước đó để tạo thành các chủ đề bạn muốn luyện nói. Ở giai đoạn đầu, bạn hoàn toàn có quyền nói sai, thậm chí là sai rất nhiều nhưng đừng lo lắng hoặc bỏ cuộc, vì mục tiêu là giúp bạn tăng khả năng phản xạ và tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Bạn có thể dần điều chỉnh các điểm yếu của mình khi nói tiếng Anh bằng cách ghi âm -> nghe lại -> chỉnh sửa. Hoặc để hiệu quả hơn nữa thì nên tìm một Mentor riêng đồng hành cùng.

  • Về kỹ năng Reading:

    Bạn có thể sử dụng những bài báo, tạp chí bằng tiếng Anh thuộc các chủ đề từ vựng đã học trước đó để luyện kỹ năng đọc hiểu, khả năng tìm keyword và ý chính của các đoạn văn bản đó. 

  • Về kỹ năng Writing:

    Luyện viết từ những điều cơ bản là keyword cho giai đoạn này. Bạn có thể bắt đầu viết về cuộc sống hằng ngày của mình, hoặc luyện dịch từng câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau đó, chuyển sang thành đoạn văn, bài phân tích nói về các quan điểm của bạn về bất kỳ vấn đề gì bạn quan tâm. Lưu ý, tận dụng tối đa các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, idioms,… đã học trước đó. Bạn cũng có thể tham khảo cách viết bài luận từ những bài báo, tạp chí đã dùng trong phần Reading. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ để check ngữ pháp như Grammarly,… hoặc tìm một trung tâm/ Mentor để được hướng dẫn chi tiết, kiểm tra lỗi và sửa chữa để lên trình nhanh hơn. 

2.2. Giai đoạn 2: làm quen với cấu trúc đề thi IELTS và các dạng bài có trong đề thi (3 tháng)

Sau 5 – 6 tháng tập trung xây dựng các kiến thức nền tảng vững chắc, đây là thời điểm để bạn bước vào giai đoạn 2 của lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong 3 tháng và có 2 nhiệm vụ chính cần được hoàn thành là:

2.2.1. Hiểu về cấu trúc và cách chấm điểm của bài thi IELTS thật

Hiện tại, IELTS đang áp dụng 2 hình thức thi chính là thi trên máy và thi trên giấy. Thí sinh có thể tùy chọn theo nhu cầu của bản thân.

Bài thi IELTS sẽ chia thành 4 phần tương tự với 4 kỹ năng Listening – Speaking – Reading – Writing. Mỗi phần lại có cấu trúc đề và thời gian làm bài khác nhau:

Với phần thi Listening:
Cấu trúc đề Bài thi gồm 4 audio:

  • Audio 1: Cuộc hội thoại giữa 2 người về các tình huống thường ngày.
  • Audio 2: Đoạn độc thoại về 1 vấn đề cụ thể trong xã hội hiện nay như: môi trường, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế,…
  • Audio 3: Cuộc trò chuyện của một nhóm có tối đa 4 người, nói về giáo dục đào tạo.
  • Audio 4: Đoạn độc thoại thường là bài giảng của giảng viên đại học.
Thời gian làm bài
  • Nếu thi trên máy bạn có tổng 30 phút làm bài.
  • Nếu thi trên giấy bạn sẽ có 30 phút làm bài + 10 phút chuyển đáp án vào tờ phiếu trả lời. 
Số câu hỏi 40 câu

Cách tính điểm

Số câu đúng Band điểm
16 5
23 6
30 7
35 8

 

Với phần thi Reading:
Cấu trúc đề Bài thi gồm 3 đoạn văn được trích từ sách, báo, tạp chí,… kèm theo các câu hỏi để thí sinh trả lời:

  • Đoạn 1: Là các văn bản có liên quan đến đời sống như: thông báo, lịch trình, quảng cáo,…
  • Đoạn 2: Thường liên quan tới môi trường làm việc như: mô tả công việc, tài liệu đào tạo nhân sự, hợp đồng,…
  • Đoạn 3: Các tin tổng quát trích từ báo chí, sách vở.
Thời gian làm bài 60 phút
Số câu hỏi 40 câu
Cách tính điểm
Số câu trả lời đúng Band điểm
15 5
23 6
30 7
35 8

 

Với phần thi Writing:
Cấu trúc đề thi Bài thi Writing bao gồm 2 task:

  • Task 1: Yêu cầu thí sinh viết 1 đoạn văn có độ dài tối thiểu 150 chữ, miêu tả về hình ảnh được đính kèm trong đề bài. 
  • Task 2: Yêu cầu thí sinh viết một bài luận có độ dài tối thiểu 250 chữ, nêu quan điểm về chủ đề được đưa ra trong đề bài.
Thời gian làm bài 60 phút, trong đó nên dành 20 phút cho task 1 và 40 phút cho task 2.
Cách tính điểm
Tiêu chí Band điểm
  • Đáp ứng được đề bài, nhưng trình bày còn rập khuôn, chưa phân đoạn hợp lý.
  • Có quan điểm rõ ràng nhưng thiếu chi tiết.
  • Từ vựng còn hạn chế, mắc nhiều lỗi và gây khó hiểu cho giám khảo chấm thi.
5
  • Trình bày nội dung rõ ràng, nhưng đôi lúc chưa nhất quán, còn lặp lại ý tưởng.
  • Liên kết câu thiếu sự tự nhiên, còn máy móc.
  • Sử dụng từ vựng tương đối phù hợp, có mắc lỗi.
6
  • Nội dung rõ ràng, làm nổi bật được ý tưởng tuy nhiên còn thiếu sự chi tiết.
  • Từ vựng ngữ pháp chính xác, đôi lúc có mắc lỗi nhỏ.
  • Liên kết câu chưa chặt chẽ, đôi chỗ còn lủng củng.
7
  • Luận điểm rõ ràng, hợp với ngữ cảnh.
  • Trình bày nội dung tốt, phân chia ngắt đoạn hợp lý.
  • Sử dụng từ vựng thành thạo, linh hoạt.
  • Sử dụng được nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau và ít mắc lỗi.
8

 

Với phần thi Speaking:
Cấu trúc đề thi Phần thi Speaking được chia làm 3 bài chính:

  • Part 1: Giới thiệu bản thân và xác định danh tính. Sau đó, bạn sẽ được hỏi một số câu đơn giản về gia đình, bạn bè, công việc, sở thích.
  • Part 2: Trình bày quan điểm cá nhân. Đề bài đưa ra một chủ đề và yêu cầu bạn nêu quan điểm của mình trong vòng 2 phút.
  • Part 3: Thảo luận sâu hơn. Giám khảo sẽ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề được bàn ở part 2, đặt ra các câu hỏi để thí sinh trả lời sâu hơn.
Thời gian làm bài 11 – 14 phút
Cách tính điểm
Tiêu chí chấm điểm Band điểm
  • Trình bày lúng túng, thiếu tính mạch lạc, ngập ngừng khi nói.
  • Lượng từ vựng được sử dụng còn hạn chế.
  • Chủ yếu dùng cấu trúc đơn giản, những cấu trúc phức tạp ít dùng và dễ sai.
5
  • Khả năng trình bày đã tốt hơn, nhưng vẫn còn lúng túng.
  • Từ vựng đa dạng, biết sử dụng paraphrase.
  • Biết kết hợp giữa câu đơn và câu phức nhưng còn hạn chế và mắc lỗi.
6
  • Trình bày trôi chảy, tự nhiên, đôi khi vấn mắc những lỗi nhỏ.
  • Khả năng sử dụng từ vựng idioms,… linh hoạt.
  • Có khả năng dùng nhiều câu phức.
7
  • Trình bày lưu loát, ngắt nghỉ đúng lúc.
  • Vốn từ vựng linh hoạt, sử dụng tốt idioms, paraphrase,…
  • Cấu trúc câu đa dạng, nối mượt mà, rất ít mắc lỗi.
  • Phát âm thành thạo.
8

 

2.2.2. Làm quen với các dạng bài thường gặp trong đề thi IELTS

Dưới đây là các dạng bài hay gặp trong đề thi IELTS, nhiệm vụ của bạn trong giai đoạn này là tìm hiểu chi tiết từng dạng bài, cách làm và tips để có thể làm bài thi tốt nhất.

Các dạng bài thường gặp trong đề thi Listening là:
  • Dạng bài Form/Note/Flow-chart/Table/Summary Completion.
  • Dạng bài Multiple Choice.
  • Dạng bài Short Answer Question.
  • Dạng bài Sentence Completion.
  • Dạng bài Matching Information.
  • Dạng bài Pick From a List.
  • Dạng bài Diagrams, Labelling Plan, Map.
Các dạng bài thường gặp trong đề thi Reading là:
  • Dạng bài Multiple Choices.
  • Dạng bài Diagram label Completion.
  • Dạng bài Information Identification Questions.
  • Dạng bài Matching Features.
  • Dạng bài Matching Headings.
  • Dạng bài Matching Sentence Endings.
  • Dạng bài Matching Informations.
  • Dạng bài Short Answer Questions.
  • Dạng bài Summary/Note/Table/Flow-chart Completion.
  • Dạng bài Diagram Label Completion.
Các dạng bài thường gặp trong đề thi Speaking là: 
  • Part 1: có 7 dạng câu hỏi chính là:
  • Câu hỏi mô tả người/ sự vật/ sự việc
  • Câu hỏi về tần suất
  • Câu hỏi về sở thích
  • Câu hỏi thích cái gì hơn cái gì
  • Câu hỏi về trải nghiệm đã xảy ra trong quá khứ
  • Câu hỏi về tương lai
  • Câu hỏi lựa chọn.
  • Part 2: có 6 dạng câu hỏi thường gặp là:
  • Câu hỏi miêu tả một địa điểm.
  • Câu hỏi miêu tả một người nào đó.
  • Câu hỏi miêu tả một sự kiện.
  • Câu hỏi miêu tả một hoạt động.
  • Câu hỏi miêu tả một sở thích.
  • Câu hỏi miêu tả một kỷ niệm, trải nghiệm.
  • Part 3: có 7 dạng câu hỏi thường được sử dụng là:
  • Câu hỏi về quan điểm.
  • Câu hỏi về đánh giá, nhận định một sự vật, sự việc nào đó.
  • Câu hỏi về dự đoán tương lai.
  • Câu hỏi về nguyên nhân, tác động.
  • Câu hỏi về các tình huống giả định.
  • Câu hỏi về so sánh.
  • Câu hỏi về quá khứ.
Các dạng bài thường gặp trong đề thi Writing là:
  • Task 1 của phần thi Writing thường có các câu hỏi là:
  • Dạng bài biểu đồ đường.
  • Dạng bài biểu đồ cột.
  • Dạng bài biểu đồ tròn.
  • Dạng bài bảng số liệu.
  • Dạng bài quy trình.
  • Dạng bài biểu đồ.
  • Dạng bài kết hợp.
  • Task 2 của phần thi Writing thường có các câu hỏi là:
  • Dạng bài Discussion.
  • Dạng bài Argumentative/ Agree or Disagree/ Opinion.
  • Dạng bài Problem & Solution.
  • Dạng bài Advantage and Disadvantage.
  • Dạng bài Two-part Question.

2.3. Giai đoạn 3: luyện đề và thi thử (3 tháng)

Sau khi hoàn thành việc tìm hiểu và luyện tập từng kỹ năng của đề thi IELTS, giờ là lúc bạn bắt tay vào luyện full đề. Đây cũng là giai đoạn cuối của lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc, kéo dài trong vòng 3 tháng.

Trong 3 tháng này sẽ được chia ra thành 2 chặng chính:

  • Chặng 1: 1 tháng đầu tiên chỉ cần hoàn thành full đề, không cần quan tâm tới thời gian làm bài là bao lâu.
  • Chặng 2: Bắt đầu căn thời gian làm bài theo đúng yêu cầu của đề thi chính, coi như đang thi thử. Điều này sẽ giúp bạn quen dần với áp lực phòng thi, biết căn chỉnh thời gian làm bài và không bỡ ngỡ khi thi thật.

Một số tài liệu hữu ích cho bạn trong giai đoạn này, đó là: 

  • Các bộ đề thi được thí sinh chia sẻ lại sau khi thi xong trên các hội nhóm học IELTS.
  • Bộ sách của Collins gồm 4 cuốn cho 4 kỹ năng: Speaking for IELTS, Listening for IELTS, Reading for IELTS, Writing for IELTS..
  • Bộ sách Preparation & Practice for IELTS, Improve your IELTS,…

Lưu ý: đa số những người đang trong lộ trình học IELTS 6.5 từ mất gốc đều không thể tự đánh giá được các bài Speaking và Writing của mình liệu đã đạt band điểm này hay chưa. Do đó, lời khuyên là bạn hãy tìm một Mentor hoặc một trung tâm IELTS chất lượng như IELTS Mentor để được hướng dẫn, chấm điểm và sửa bài trong giai đoạn quan trọng này.

3. Kết luận

Giảng viên tại Ielts Mentor
             Giảng viên tại Ielts Mentor

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết từ A đến Z về lộ trình học IELTS 6.5 cho người mất gốc mà IELTS Mentor muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng lộ trình này sẽ giúp bạn sớm đạt được target mình đã đặt ra. Với những bạn muốn học cùng đội ngũ giảng viên chất lượng của IELTS Mentor, đừng quên để lại thông tin tại đây nhé!

Để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ:
* Hệ thống Cơ sở IELTS Mentor trên toàn quốc
* Trung tâm hỗ trợ: 1900 4455
* Email: cskh@ieltsmentor.edu.vn

Các bài viết liên quan

KHỞI ĐẦU MỚI VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC L.I.B – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẠI IELTS MENTOR

WORKSHOP “PHÍA SAU NGHỀ LUẬT – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG” – HÀNH TRÌNH KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO TÂN SINH VIÊN NGÀNH LUẬT

IELTS Mentor Hợp Tác Cùng Đại Học Hàng Hải Việt Nam: Nâng Tầm Chất Lượng Ngoại Ngữ Cho Sinh Viên Việt